3 Nguyên Nhân Chính Dẫn Đến Viêm Gan B – Bạn Cần Biết Để Phòng Tránh!

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao nhất thế giới (10-20%), với khoảng 10 triệu người mắc, đa số là viêm gan mạn tính. Bệnh này làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như suy gan, ung thư gan và xơ gan. Tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe! 👈

Viêm gan B là tình trạng viêm nhiễm ở gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Các trường hợp mắc viêm gan B diễn ra ngắn hạn, dưới sáu tháng, được gọi là cấp tính. Ngược lại, tình trạng mắc viêm gan B kéo dài trên 6 tháng sẽ trở thành mạn tính.

1️⃣ 3 Nguyên nhân chính dẫn đến viêm gan B 

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Viêm gan B có thể lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh. Nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ, khả năng tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh sẽ cao hơn, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm virus.

  • Tiêm chích và dùng chung thiết bị y tế: Người tiêm chích chất kích thích hoặc sử dụng chung kim tiêm, ống tiêm, các loại dụng cụ/thiết bị tiêm chích với người khác đều có nguy cơ nhiễm viêm gan B rất cao. Việc tiếp xúc với máu nhiễm virus qua các dụng cụ y tế không được tiệt trùng kỹ càng là con đường lây nhiễm nguy hiểm.

  • Từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai mắc viêm gan B có thể truyền virus cho thai nhi trong quá trình sinh. Đây là con đường lây nhiễm phổ biến và nguy hiểm, đặc biệt là khi không có biện pháp phòng ngừa đúng cách trước và trong khi sinh.

2️⃣ Triệu chứng của người mắc viêm gan B

Viêm gan B thường ít có những biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn đầu, rất dễ khiến cho người bệnh chủ quan và bỏ qua, đặc biệt là đối với trẻ em. Các triệu chứng viêm gan B thường xuất hiện khoảng từ 1 đến 4 tháng sau khi nhiễm virus viêm gan B cấp tính.  

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm gan B có thể bao gồm: 

  • Đau bụng 
  • Nước tiểu đậm màu 
  • Sốt 
  • Đau khớp 
  • Chán ăn, ăn mất ngon 
  • Buồn nôn và nôn 
  • Mệt mỏi, kiệt sức 
  • Vàng da, vàng mắt 

3️⃣ Viêm gan B có những yếu tố nguy cơ nào?

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ của viêm gan B, bao gồm:  

  • Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình hoặc với người bị nhiễm viêm gan B 
  • Dùng chung kim tiêm với người khác 
  • Người có quan hệ đồng giới nam 
  • Những người sống chung với người bị viêm gan B 
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh 
  • Người làm trong lĩnh vực y tế, nhân viên phòng thí nghiệm thường xuyên phải tiếp xúc với máu. 

4️⃣ Biến chứng nguy hiểm của viêm gan B

Trong một số trường hợp nhiễm viêm gan B mạn tính có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, như: 

  • Xơ gan: viêm gan B kéo dài có thể hình thành các mô sẹo ở gan, gây xơ gan và làm suy giảm khả năng hoạt động của gan. 
  • Ung thư gan: Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ ung thư gan cao hơn những người không mắc bệnh. 
  • Suy gan: viêm gan B có thể dẫn đến suy gan cấp tính, làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong. Người bị suy gan cấp tính có thể phải cần ghép gan để điều trị. 
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Những người bị viêm gan B mạn tính có thể phát triển bệnh thận hoặc viêm mạch máu.  

5️⃣ Làm gì để phòng ngừa viêm gan B?

Dưới đây là một số cách phòng ngừa viêm gan B: 

  • Tiêm phòng vắc xin viêm gan B  
  • Quan hệ tình dục an toàn 
  • Không dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể
  • Hãy thận trọng với việc xỏ khuyên và xăm hình trên cơ thể 
  • Tiêm vắc xin trước khi đi du lịch đến một khu vực phổ biến bệnh viêm gan B. 

6️⃣ Khi nào cần gặp bác sĩ 

Nếu nghi ngờ mình đã tiếp xúc với virus viêm gan B, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Các phương pháp điều trị phòng ngừa trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với vi-rút, có thể làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh. Bệnh nhân cần lưu ý và đi khám ngay khi có một trong các triệu chứng biểu hiện của bệnh viêm gan B. 

Kết luận 

Viêm gan B là bệnh ở gan nguy hiểm và dễ dàng lây nhiễm từ người sang người chủ yếu qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Thế nhưng, bạn có thể tự chủ động bảo vệ chính bản thân mình và người thân bằng cách tìm hiểu về viêm gan B để có những hành động phòng ngừa đúng và phù hợp. 

Điều trị bệnh viêm gan B cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, lựa chọn phương pháp phù hợp dựa trên tình trạng bệnh cụ thể. Người bệnh cần phải tuân thủ lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tái khám để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.