Trung bình, người cao tuổi tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều gánh nặng bệnh tật, trong đó có một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay một số bệnh lý về tim. Vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người Việt? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu nhé
Trung bình, người cao tuổi tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều gánh nặng bệnh tật, trong đó có một số bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay một số bệnh lý về tim. Vậy chúng có ảnh hưởng gì đến tuổi thọ trung bình của người Việt và đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người Việt? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu nhé!
Tuổi thọ trung bình của người Việt là bao nhiêu?
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,7 tuổi, theo thống kê từ World Bank Group năm 2020. Với mức tuổi trung bình này, Việt Nam đứng thứ 92 trên 183 quốc gia trên toàn thế giới. Khi so sánh với các quốc gia phát triển khác như Nhật Bản, Anh Quốc, Đức,… thì mức tuổi thọ trung bình của chúng ta còn thua kém nhiều. Đặc biệt khi so sánh với Nhật Bản, quốc gia có tuổi trung bình cao nhất thế giới, thì Việt Nam chúng ta kém hơn 10 tuổi.
Hơn nữa, số năm mà người Việt Nam sống khỏe còn khá thấp so, cụ thể là 65,3 tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc người Việt chúng ta phải sống gần 10 năm cuối đời sống trong bệnh tật. Trong đó, trung bình mỗi người cao tuổi sẽ mắc 3 bệnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của gia đình, đồng thời trở thành gánh nặng cho hệ thống y tế ở nước ta, vốn chưa thích nghi với tình trạng già hóa dân số.
Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam
Năm 2019, tại Việt Nam có số ca tử vong là 695.613, trong đó đa số là các bệnh lý nội khoa. Đặc biệt, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Theo ước tính, cứ 100.000 người thì có 164,8 người tử vong vì đột quỵ. Dưới đây là thông tin chi tiết về 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam theo số liệu của WHO năm 2019.
Top 10 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2019 gồm:
- Đột quỵ: 164,8 ca
- Bệnh tim do thiếu máu cục bộ: 95,27 ca
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): 37,18 ca
- Đái tháo đường: 35,09 ca
- Bệnh Alzheimer và các bệnh lý sa sút trí tuệ khác: 30,37 ca
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: 28,85 ca
- Bệnh lý về thận: 26,17 ca
- Ung thư gan: 25,9 ca
- Xơ gan: 24,77 ca
- Ung thư khí quản, phế quản và phổi: 22,07 ca
Tại sao người Việt Nam chưa sống khoẻ, sống thọ?
Như đã đề cập ở trên, mức tuổi thọ trung bình của nước ta không quá cao, đặc biệt là tuổi sống khoẻ chỉ ở mức 65,3 tuổi. Vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ và tuổi sống thọ của người dân Việt Nam.
Thói quen sử dụng rượu bia
Việt Nam là quốc gia lượng tiêu thụ bia cao đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 3 khu vực Châu Á (số liệu năm 2016). Cụ thể, người Việt Nam tiêu thụ trung bình 49,3 gram cồn nguyên chất 1 ngày, trong đó chủ yếu là bia. Để dễ hình dung hơn, mức tiêu thụ ở trên tương đương với hơn 3,5 lon bia thể tích 330 mL với độ cồn 5% trên ngày.
Điều đáng kinh ngạc hơn đó là lượng bia mà chúng ta tiêu thụ tăng gần 1,75 lần khi so sánh giữa năm 2016 với năm 2010. Những con số trên hoàn toàn “biết nói” khi tại Việt Nam đã có khoảng 79.000 người tử vong vì uống rượu bia. Một số nguyên nhân có thể kể đến như xơ gan, tai nạn giao thông hay thậm chí là ung thư.
Thói quen hút thuốc lá
Hằng năm, có 40.000 người Việt Nam tử vong vì các bệnh lý có liên quan đến thuốc lá, trong đó có đột quỵ hay các bệnh lý động mạch vành. Trung bình, những người hút thuốc lá hút 1,5 điếu thuốc/1 ngày.
Đặc biệt, khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người hút mà còn tác động trực tiếp đến những người xung quanh. Hằng năm, có khoảng 34,5 triệu người không hút thuốc phải tiếp xúc với khói thuốc tại nhà, quán ăn, khách sạn và nơi làm việc.
Tại Việt Nam, việc hút lá không chỉ phổ biến ở nhóm người lớn mà còn xuất hiện ở nhóm trẻ vị thành niên. Đặc biệt, xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử đang xuất hiện trong nhóm giới trẻ, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhiều người quan niệm rằng việc hút thuốc lá điện tử là an toàn và không gây nghiện. Tuy nhiên, trên thực tế thì tác động của chúng có thể tương đương với thuốc lá truyền thống. Do đó, cần cảnh giác và tránh sử dụng và tiếp xúc với tất cả các loại thuốc lá.
Thực phẩm bẩn
Không khó để bắt gặp cảnh hàng quán bày bán ở ngỏ ngách, vỉa hè bán các món như cơm, bún, phở, cháo,… Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cộng đồng.
“Ngon miệng” và “giá cả hợp lý” là 2 yếu tố khiến người Việt chúng ta vẫn quyết định lựa chọn ăn tại các hàng quán này mà bỏ qua phần chất lượng của thực phẩm. Việc tiêu thụ thực phẩm này lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí có thể gây ung thư.
Do đó, để trở thành người tiêu dùng thông thái, bạn nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc có các chứng nhận về an toàn thực phẩm như GAP, GMP, ISO 22000, HACCP, ISF,…
Ô nhiễm không khí
Theo ước tính của WHO, hằng năm có 60.000 người tử vong tại Việt Nam có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí là một trong những tác nhân đằng sau cách bệnh lý nguy hiểm như:
- Bệnh lý ung thư: Ung thư phổi, ung thư vú, lymphoma không Hodgkin,…
- Bệnh lý tim mạch: Chứng xơ vữa động mạch, đột quỵ xuất huyết não, cao huyết áp, tăng mỡ máu,…
- Bệnh lý đường hô hấp: Khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn,…
Đặc biệt, ở các thành lớn thì tình trạng ô nhiễm còn diễn ra trầm trọng hơn. Không cần đến những chỉ số phân tích khí độc, người dân tại TP.HCM khi ra đường vào những giờ cao điểm đã có thể cảm nhận được rõ rệt tình trạng ô nhiễm không khí, kể cả qua lớp khẩu trang. Đã có thời điểm chất lượng không khí (AQI) tại TP.HCM đạt ngưỡng 184, tức là rất xấu (số liệu ghi nhận vào ngày 07/01/2022).
Để hạn chế những tác động đến từ bụi mịn thì người dân có thể cân nhắc một số phương pháp như đeo khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5 khi ra đường hoặc mua máy lọc không khí tại nhà để giảm thiểu tác động đến sức khoẻ.
Dịch vụ chăm sóc y tế chưa đáp ứng
Ở các bệnh viện tuyến đầu, không khó để chúng ta bắt gặp cảnh người bệnh đang phải bốc số và chờ hàng tiếng đồng hồ để được đến lượt khám. Trong khi các bệnh viện tuyến thấp hơn thì năng lực chẩn đoán bệnh chưa được đảm bảo do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố trang thiết bị y tế đã khá cũ.
Theo tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 64,5% trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển được chẩn đoán không phải là ung thư. Bệnh chỉ được phát hiện ra ở các bệnh viện lớn, khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị sau này.
Chưa có thói quen khám tổng quát
Người trẻ thì ỷ mình có sức khỏe, người già lại sợ đối diện với bệnh tật, người Việt Nam nhìn chung vẫn chưa xây dựng được thói quen khám tổng quát vì sự chủ quan và nhiều nỗi sợ sệt. Sự thờ ơ này dẫn đến nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi ở giai đoạn đã chuyển nặng, buộc họ đối diện với nỗi đau về thể xác, tinh thần và cả gánh nặng tài chính khi điều trị bệnh.
Do đó, chúng ta nên lên thói quen khám tổng quát định kỳ từ bây giờ, cụ thể là 6 tháng – 1 năm/1 lần. Việc sức khoẻ tổng quát không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị trên toàn bộ lộ trình điều trị nếu có phát hiện bệnh.
KHÁM SỨC KHOẺ TỔNG QUÁT ĐỊNH KỲ NHƯ NGƯỜI NHẬT
Hằng năm tại Nhật Bản có tổ chức chương trình khám tổng quát định kỳ vào ngày 12/07, hay còn gọi là ngày Ningen Dock. Đây là lý do giải đáp tại sao người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thể giới.
Với mong muốn cải thiện sức khoẻ và tuổi thọ của người dân Việt Nam, Doctor Check cũng đã xây dựng các gói khám sức khoẻ tổng quát, từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp Cô Chú, Anh Chị tiếp cận được dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý.
Các Chú, Các Anh tham khảo thêm các gói khám tổng quát tại Doctor Check:
>> Gói khám tổng quát dành cho nam
>> Gói khám tổng quát dành cho nữ
Trên đây là một số thông tin về tuổi thọ trung bình tại Việt Nam và các nguyên nhân khiến người dân chúng ta chưa thể sống thọ, sống khoẻ được. Nếu thấy bài viết này hữu ích, Cô Chú, Anh Chị có thể chia sẻ rộng rãi đến người thân và bạn bè để cập nhật thêm thông tin này nhé!