Tầm Soát Ung Thư Phổi
Chủ Động Để Bảo Vệ Lá Phổi Khỏe Mạnh

Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia xếp thứ 2 trên thế giới về tỷ lệ mắc ung thư phổi với 26.262 ca mỗi năm. Phần lớn các ca ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn muộn, dẫn đến cơ hội điều trị thấp. Để cải thiện tình trạng này, tầm soát ung thư phổi định kỳ là giải pháp cần thiết giúp phát hiện bệnh sớm, mang lại hiệu quả điều trị cao và giảm thiểu tác động của ung thư phổi.

Tư vấn ngay

Tầm Quan Trọng Của Tầm Soát Ung Thư Phổi

1. Tầm soát ung thư phổi là gì?

Khám tầm soát ung thư phổi là quá trình kiểm tra thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng, nhằm chẩn đoán và phát hiện sớm vấn đề bất thường ở phổi – có thể tiến triển thành ung thư phổi sau này.

2. Vì sao nên khám sàng lọc ung thư phổi?

Chủ động tầm soát ung thư phổi được xem là giải pháp chủ động bảo vệ sức khỏe tối ưu bởi 4 lợi ích to lớn như:

Tầm Soát Ung Thư Phổi Bằng Cách Nào?

Để khám tầm soát ung thư phổi, những phương pháp cận lâm sàng dưới đây có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện:

Phương pháp giúp bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh tổng thể của phổi và phát hiện các khối u lớn hoặc tổn thương bất thường. Tuy nhiên, chỉ chụp X-quang để đưa ra chẩn đoán là chưa đủ chính xác, vì khó để phân biệt giữa ung thư và các tình trạng khác như áp xe phổi (hiện tượng ổ mủ hình thành trong phổi).

Đây là phương pháp chụp cắt lớp vi tính lồng ngực với liều tia X thấp, giúp tạo ra hình ảnh chi tiết về phổi và cho phép phát hiện sớm các khối u hoặc tổn thương nhỏ ở giai đoạn đầu.

Bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm và mảnh, có gắn camera nhỏ ở đầu để đưa vào cơ thể thông qua mũi hoặc miệng, đi qua cổ họng, tiếp tục vào khí quản và cuối cùng vào đường dẫn khí trong phổi. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ quan sát rõ ràng các vùng bên trong phế quản và phổi.

Nội soi phế quản không chỉ giúp phát hiện các tổn thương, khối u nhỏ, hoặc vùng bất thường mà còn cho phép bác sĩ lấy mẫu mô (sinh thiết) từ những vùng nghi ngờ để phân tích.

Nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để lấy mẫu mô phổi, từ đó phân tích chi tiết và xác định xem có sự hiện diện của tế bào ung thư hay không. Sinh thiết phổi thường được thực hiện theo phương pháp là kín hoặc mở. Đối với phương pháp kín, mẫu mô được lấy qua da hoặc qua khí quản, trong khi phương pháp mở sẽ thực hiện trong phòng mổ dưới tình trạng gây mê toàn thân.

Đây là phương pháp xét nghiệm thông qua việc phát hiện các chất chỉ điểm có liên quan đến sự phát triển của khối u trong máu. Các xét nghiệm chất chỉ điểm khối u cũng được sử dụng để khám tầm soát ung thư phổi, trong đó bao gồm việc đo lường chỉ số SCC, Cyfra 21-1, CEA, NSE và Pro-GRP trong máu.

Những Đối Tượng Nên Tầm Soát Ung Thư Phổi

Tầm soát ung thư phổi được khuyến cáo cho các đối tượng như:

  • Người lớn tuổi hiện đang hoặc đã từng hút thuốc.
  • Những người hút thuốc nhiều khoảng 20 gói/ năm hoặc nhiều hơn.
  • Những người có tiền sử ung thư phổi.
  • Những người có các yếu tố nguy cơ khác như: Nam giới trên 55 tuổi, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), những người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi và những người đã tiếp xúc với các chất độc hại trong nhiều năm (amiăng, cadimi, niken, crom, uranium, thạch tín…) tại nơi làm việc.

Tần Suất Nên Khám Ung Thư Phổi

Tần suất khám sàng lọc ung thư phổi nên được thực hiện định kỳ từ 1 – 2 lần/năm để phát hiện sớm các bất thường nếu có. Đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi nên khám tầm soát càng sớm càng tốt và thực hiện tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ.

Quy Trình Khám Sàng Lọc Ung Thư Phổi Tại Doctor Check

Tại Doctor Check, quy trình tầm soát ung thư phổi được thiết kế khoa học với 3 bước, khách hàng có thể đặt hẹn trước, không cần chờ đợi cũng như có thể trả lời bộ câu hỏi sàng lọc tại nhà để tiết kiệm thời gian quý báu.

Bước 1: Khám tổng quát

Trước khi thăm khám, Khách hàng sẽ trả lời bộ câu hỏi sàng lọc chuyên sâu theo chuẩn quốc tế tại nhà (có trợ lý bác sĩ hướng dẫn) hoặc tại phòng khám. Dựa trên những thông tin này bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh lý, các yếu tố nguy cơ (như thói quen hút thuốc, tiền sử gia đình mắc ung thư phổi, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm…). Đồng thời, thực hiện các kiểm tra lâm sàng để đánh giá sơ bộ.

Bước 3: Tư vấn với bác sĩ Nội Khoa

Sau khi có kết quả của các xét nghiệm ung thư phổi, bác sĩ sẽ phân tích, đánh giá nguy cơ và tư vấn cụ thể cho Khách hàng. Trường hợp phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn Khách hàng tiếp tục theo dõi hoặc chuyển sang bước điều trị sớm nếu cần thiết.

Tầm Soát Ung Thư Phổi Ở Đâu Tốt?

Lựa chọn địa chỉ tầm soát bệnh có bác sĩ chuyên khoa và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp Khách hàng an tâm với kết quả nhận được cũng như có trải nghiệm thoải mái hơn.
Doctor Check là trung tâm tầm soát bệnh chuyên sâu, được nhiều khách hàng tin chọn bởi 6 ưu điểm nổi bật:

Lý do 1: Trung tâm tầm soát ung thư chuyên sâu
Lý do 2: Bác sĩ từ bệnh viện lớn, tâm lý, dày dặn kinh nghiệm
Lý do 3: Trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu
Lý do 4: Quy trình thăm khám nhanh gọn, tiện lợi tối đa
Lý do 5: Kết nối với nhiều bệnh viện điều trị ung thư lớn
Lý do 6: Cập nhật và theo dõi kết quả dễ dàng ngay trên trên ứng dụng Doctor Check

550.000 VNĐ

( 12 nhóm bệnh )

STT
Hạng mục
Chi phí
1
Khám với Bác Sĩ
200.000 đ
2
Chụp X-Quang Ngực Thẳng
160.000 đ
3
Chụp CT Phổi Liều Thấp
Miễn phí
4
Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi Cyfra 21-1
190.000 đ

Khách Hàng Đánh Giá Dịch Vụ Sàng Lọc Ung Thư Phổi Tại Doctor Check Như Thế Nào?

Nhiều Cô Chú, Anh Chị cảm thấy hài lòng và thoải mái khi sau khi tầm soát bệnh tại Doctor Check. Cùng xem ngay để kiểm chứng nhé!

Bị Tiểu Đường 26 Năm Nên Chú Hồng Anh Muốn Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ

Chú Hồng Anh, 72 Tuổi, Tại TPHCM có mắc bệnh nền bị tiểu đường. Thế nên, hôm nay chú quyết định đến phòng khám Doctor Check để kiểm tra

Xem thêm

Có Người Nhà Bị Ung Thư Đại Tràng, Cô Liên Quyết Định Đến Doctor Check Để Tầm Soát Ung Thư

Có Người Nhà Bị Ung Thư Đại Tràng, Cô Liên Quyết Định Đến Doctor Check Để Tầm Soát Ung Thư! Cô Ngọc Liên, hiện đang sinh sống tại thành

Xem thêm

Sức Khỏe Sa Sút Vì Công Việc, Chị Diệu Đến Doctor Check Để Tầm Soát Sức Khỏe

Chị là Linh Diệu, đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thì trong khoảng thời gian vừa qua, chị bị stress về công việc nên khiến

Xem thêm

Tin Tức Về Dịch Vụ Xét Nghiệm Ung Thư Phổi Tại Doctor Check

Doctor Check tự hào được nhiều cơ quan truyền thông, báo chí đánh giá tích cực về dịch vụ tầm soát bệnh.

Lưu Ý Trước Và Sau Khi Tầm Soát Ung Thư Phổi

Trước khi khám
1

Chọn cơ sở tầm soát ung thư phổi uy tín
Khi tầm soát ung thư phổi khách hàng nên đến các cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên khoa, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, chi phí dịch vụ phải được công khai minh bạch và có sự đồng hành lâu dài từ phòng khám để giúp khách hàng chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

2

Trao đổi chi tiết với bác sĩ
Khách hàng cần cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe, các yếu tố nguy cơ để bác sĩ đưa ra phương pháp tầm soát phù hợp nhất.

3

Tuân thủ yêu cầu cụ thể cho từng phương pháp tầm soát
Một số xét nghiệm như chụp CT có chất cản quang, có thể yêu cầu nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy khách hàng cần tuân thủ các yêu cầu từ bác sĩ.

4

Không đeo bất kỳ trang sức nào
Một số phương pháp xét nghiệm (chụp CT hoặc MRI) khi tầm soát ung thư gan sẽ bắt buộc khách hàng phải tháo đồ trang sức, các phụ kiện bằng kim loại.

5

Tránh dùng chất kích thích, giữ tinh thần thoải mái
Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá,… trước khi tầm soát. Đồng thời, giữ tinh thần thoải mái và ngủ đủ giấc để giảm bớt căng thẳng, giúp quá trình tầm soát diễn ra suôn sẻ.

Sau khi khám
1

Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng
Quá trình thực hiện các xét nghiệm tầm soát có thể làm cơ thể cảm thấy kiệt sức. Vì vậy, bạn nên ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều vitamin và chất xơ. Đồng thời, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi nhanh chóng.

2

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường
Nếu sau khi tầm soát có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như đau ngực, khó thở, hoặc chóng mặt, bạn hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

3

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi sức khỏe định kỳ
Sau khi tầm soát, bạn nên nghiêm túc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đồng thời, tái khám và theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời những thay đổi nếu có.

Tầm soát bệnh mỗi năm
công thức sống thọ dành riêng cho bạn

    Bài viết liên quan